Page 160 - chuyen doi lon - ebook.dangtrongdai.com
P. 160
nghệ thông tin là lực lượng chủ yếu đứng sau sự co hẹp của thu nhập. ông
lý giải “ảnh hưởng của toàn cầu hóa lên sự bất bình đẳng là thấp và gần
như chắc chắn ít quan trọng hơn những tác động của thay đổi kỹ thuật
liên quan tới tay nghề.” Khi lĩnh vực phần mềm tự động hóa ngày càng
có nhiều những lao động chuyên môn, số lượng người có công việc bị đe
dọa ngày càng tăng – như các phóng viên và biên tập viên công nhận. Tác
động lại gia tăng khi các công ty có khả năng chuyển công việc tri thức,
địa hạt của những công nhân cổ-trắng-lương-cao, ra khỏi biên giới quốc
gia. Bởi mọi người trên internet đều có quyền truy cập bình đẳng tới chiếc
máy tính Toàn cầu, địa điểm của người lao động không còn quan trọng
như trước đây nữa. Bất kỳ công việc nào có thể làm được trên máy tính,
không kể nó đặc thù tới đâu, đều trở thành dạng “portable”, nghĩa là mang
đi đâu cũng được. ngay cả việc đọc phim x-quang của những bệnh nhân
mỹ ngày nay cũng được “vượt biên” và giao cho những bác sĩ ở Ấn Độ
hay ở những nước khác. Sự cạnh tranh quốc tế cho việc làm đang kéo tiền
lương xuống thấp ở những nước có mặt bằng lương cao như hoa Kỳ, khi
thị trường lao động toàn cầu tìm kiếm sự cân bằng. Tin học hóa do vậy
đã đưa nhiều người mỹ làm công ăn lương tới chỗ khó khăn gấp đôi: nó
làm giảm nhu cầu đối với công việc của họ, trong khi lại mở rộng nguồn
cung nhân công sẵn sàng và có khả năng thực hiện những công việc đó.
Có một xu thế tự nhiên và một mong muốn tự nhiên để được xem
internet như một đòn bẩy tạo ra một xã hội công bằng hơn, dân chủ
hơn, ở đó các cơ hội kinh tế và phần thưởng được phân phối rộng rãi cho
nhiều người thay vì bị chiếm giữ bởi một nhúm ít người. việc chiếc máy
tính Toàn cầu cho con người quyền tự do mới để phân phối sản phẩm
lao động và ý tưởng của họ tới người khác mà không bị giới hạn bởi thế
giới hữu hình xem ra đã củng cố cho giả thiết này. nhưng thực tế có thể
rất khác. Trong cuốn sách Cái đuôi dài, Chris Anderson viết “hàng triệu
159
Từ nhiều tới ít