Page 211 - chuyen doi lon - ebook.dangtrongdai.com
P. 211
Sự xuất hiện của chiếc máy lập biểu hollerith là một sự kiện phôi thai
trong cuộc cách mạng mới – cuộc “Cách mạng Điều khiển,” theo thuật
ngữ của Beniger – sự kế tiếp và là sự cần thiết không thể tránh khỏi của
cuộc Cách mạng Công nghiệp. Qua cuộc Cách mạng Điều khiển, công
nghệ xử lý thông tin cuối cùng đã đuổi kịp công nghệ xử lý vật chất và
năng lượng, mang hệ thống hiện thời của xã hội trở lại sự thăng bằng.
Toàn bộ lịch sử xử lý dữ liệu tự động, từ hệ thống bìa-đục-lỗ hollerith
qua máy mainframe và tiến tới mạng máy tính hiện đại, được hiểu tốt
nhất như bộ phận của tiến tình tiếp diễn nhằm thiết lập lại và duy trì điều
khiển. “Công nghệ vi xử lý và máy tính, đối lập với dư luận đương thời,
không phải là những lực lượng mới mẻ gần đây mới được mở ra với một
xã hội chưa được chuẩn bị,” Beniger viết, “mà đơn thuần là phần đóng góp
cuối cùng trong sự phát triển liên tục của cuộc Cách mạng Điều khiển.”
Không thật bất ngờ khi hầu hết những tiến bộ chủ yếu về điện toán
và mạng, từ thời kỳ hollerith cho tới nay, đều được thúc đẩy không phải
bởi khát khao giải phóng số đông mà lại bởi nhu cầu kiểm soát lớn hơn
từ phía các viên chức thương mại và chính phủ, thường gắn liền với
những hoạt động quân sự và quốc phòng. Quả thực, cấu trúc cơ bản của
bộ máy viên chức đã được phản ánh trong các chức năng của một chiếc
máy tính. máy tính thu thập thông tin qua các thiết bị đầu vào, ghi nhận
thông tin thành các tập tin trong bộ nhớ, áp đặt những quy tắc và thủ
tục chuẩn mực lên người sử dụng thông qua các chương trình của nó,
và truyền đạt thông tin qua những thiết bị đầu ra. nó là một công cụ để
phát lệnh, để thu nhận phản hồi về việc những lệnh này đã được thực
hiện ra sao, và để đo lường sự tiến triển hướng tới một mục tiêu nhất
định nào đó. Khi sử dụng máy tính, con người trở thành một bộ phận
của cơ chế điều khiển. Anh ta trở thành một thành phần của cái mà nhà
tiên phong internet J. C. R. Licklider, trong bài báo năm 1960 “Sự cộng
210
chuyển đổi lớn