Page 214 - chuyen doi lon - ebook.dangtrongdai.com
P. 214
nào trong đó – do vậy nó đã mang kiến trúc phân tán triệt để. mỗi máy
tính, hay node, hoạt động độc lập, và liên lạc giữa các máy tính không cần
phải chuyển qua bất kỳ một trạm trung tâm nào cả. “giao thức nội bộ”
của mạng, như giáo sư Alexander galloway của Đại học new york viết
“là kẻ thù của bộ máy quan liêu, của trật tự thứ bậc cứng nhắc, và của tập
trung hóa.” nếu một mạng máy tính của công ty là na ná như một đường
xe lửa, với giao thông được lập lịch biểu và giám sát chặt chẽ, thì internet
giống như một hệ thống đường cao tốc, với phần lớn lưu thông đều tự do
và không bị giám sát.
Tại nơi làm việc và tại nhà, mọi người đều có thể dùng Web để vượt
qua những trung tâm điều khiển được thiết lập bởi bộ máy điều hành
của các công ty, các cơ quan chính phủ, các hãng bán lẻ, hay các tập đoàn
truyền thông. Tưởng chừng như không bị kiểm soát và không thể kiểm
soát nổi, Web đã thường đóng vai một biên giới mới, một chốn hoang
vu Rousseau (ý nói tới trào lưu khai sáng, lãng mạn của Jean-Jacques
Rousseau - nD) trong đó chúng ta có thể, như những người độc lập,
được tự do định nghĩa lại xã hội theo những điều kiện riêng của chúng
ta. như John Perry Barlow công bố trong tuyên ngôn của ông năm 1996
với tựa đề “một Tuyên ngôn cho sự Độc lập của Không gian mạng”: “hỡi
các chính phủ của Thế giới Công nghiệp, các vị không được hoan nghênh
đến với chúng tôi. Các vị không có chủ quyền ở nơi chúng tôi tụ họp.”
nhưng với sự xuất hiện của chiếc PC thì không lâu sau, các chính phủ và
công ty đã bắt đầu xác lập lại và thậm chí còn mở rộng quyền lực của họ.
Sai lầm mà Barlow và nhiều người khác mắc phải là đã thừa nhận kiến
trúc phân tán của mạng như sự đề kháng cần thiết chống lại sự kiểm soát
xã hội và chính trị. họ đã biến một đặc tính kỹ thuật thành một phép
ẩn dụ cho tự do cá nhân. nhưng như galloway giải thích, sự kết nối của
những chiếc máy tính trước đây là riêng lẻ thành một mạng được kiểm
213
Một tấm mạng nhện