Page 230 - chuyen doi lon - ebook.dangtrongdai.com
P. 230

tới đâu? Chắc chắn nếu có tất cả thông tin của thế giới gắn trực tiếp với
         bộ não của bạn thì bạn sẽ khá hơn nhiều. giữa ngày đó và hôm nay, vẫn
          còn rất nhiều việc cần làm.” David vise liên hệ một lưu ý tương tự của

          Brin trong cuốn sách The Google Story (Câu chuyện google) năm 2005
          của ông. “Tại sao không cải thiện bộ não?” Brin đã có lúc suy tư như vậy.
          “Có lẽ trong tương lai, chúng tôi sẽ kèm một phiên bản nhỏ của google
          để bạn chỉ cần cắm nó vào não của mình.”
            Tại một hội nghị ở London tháng năm năm 2006, Larry Page lại nói

          về mục tiêu theo đuổi của google đối với trí tuệ nhân tạo. “Chúng tôi
          muốn sáng tạo ra công cụ tìm kiếm đích thực,” ông nói. “Công cụ tìm
          kiếm đích thực sẽ hiểu mọi thứ trên thế giới.” một năm sau, tháng hai
          năm 2007, ông nói với một nhóm các nhà khoa học rằng google có đội
          ngũ nhân viên đang “thật sự cố gắng xây dựng một dạng trí tuệ nhân tạo

          và làm điều đó trên một quy mô lớn.” việc hoàn tất mục tiêu của họ, ông
          nói, là “không xa như mọi người nghĩ.”
            với cách nhìn tiên nghiệm của công nghệ thông tin, xem đó như một
          cách để khắc phục những gì họ nhận thức là giới hạn vật lý của bộ não
          con người, Brin và Page vẫn đang bày tỏ niềm khát khao vốn từ lâu là đặc

          trưng của hai nhà toán học và khoa học máy tính đã hết lòng tận tụy cho
          việc tạo ra trí tuệ nhân tạo. Đó là một khát khao, như David noble ghi
          nhận trong cuốn sách The Religion of Technology (Tôn giáo Công nghệ),
          có thể truy nguồn về triết gia người Pháp Rene Decartes của thế kỷ xvii,
          người đã lý giải rằng “cơ thể luôn là một trở lực cho trí não trong quá

          trình tư duy của nó” và tìm thấy trong toán học một mô hình cho “sự
          hiểu biết thuần khiết.” Tư tưởng của Decartes xuyên xuốt công trình của
          các nhà toán học như george Boole, Alfred north Whitehead, và Alan
          Turing, những người mà các đột phá của họ trong logic đại số đã xác lập
          nền móng cho chiếc máy tính nhị phân hiện đại.


                                         229
                                         igod
   225   226   227   228   229   230   231   232   233   234   235