Page 76 - KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG CỦA ÔNG CHỦ NHỎ - EBOOK.DANGTRONGDAI.COM
P. 76

Khi anh chị Châu chuyển đến cũng là lúc khu vực đó đang có chiến dịch
           thúc đẩy du lịch ngoại ô, coi đó là một hướng phát triển kinh tế địa phương.
           Chị Châu đang muốn tìm một việc gì đó để làm, chứ cả ngày ở nhà thì cũng

           chán, thế là chị liền mở một trang trại và cùng anh họ thuê một mảnh vườn
           rộng khoảng hơn 100 mẫu để trồng cây ăn quả.


           Trang trại của chị Châu chủ yếu trồng cây ăn quả và một ít rau xanh để phục
           vụ những người khách đến đây du lịch. Những cây táo, lê của trang trại rất
           thu hút khách du lịch. Những người đến đó đều có thể mua táo mang về nhà,

           nhờ đó mà 1/3 số hoa quả của trang trại đã được tiêu thụ nhanh chóng, lợi
           nhuận cũng cao hơn khi bán cho những thương lái. Chị Châu mừng lắm,
           nhưng niềm vui mới nhen nhóm đã phải nhường chỗ cho nỗi lo, vì khách du

           lịch chỉ tới vào một mùa nhất định, thời gian khác trong năm không có mấy
           ai đến đây. Cửa hàng hoa quả của chị Châu không kiếm được nhiều tiền như
           trước nhưng vẫn có đồng ra đồng vào.


           Tuy nhiên chị không đành lòng nhìn cảnh trong vườn đầy những trái cây
           thối, rụng.



           Chất lượng táo của nhà chị Châu không phải là thấp, chỉ có điều không bảo
           quản được, nếu cứ để thối hỏng thì không bán được đồng nào cả. Chị Châu
           hỏi anh họ sao không bán đi, giá thấp hơn một chút cũng không sao nhưng

           không thấy anh họ trả lời, chỉ lẳng lặng dẫn chị đi xem chuồng lợn ở mấy
           nhà lân cận. Đến lúc đó, chị Châu mới sững người kinh ngạc: thì ra hàng
           xóm  xung  quanh  đều  nhặt  quả  rụng  về  cho  lợn  ăn.  Những  quả  táo  rụng
           chẳng có thương lái nào thu mua, nếu mang ra chợ bán thì tiền công và tiền
           xe cũng đã cao hơn cả tiền bán.



           Điều khiến chị Châu càng ngạc nhiên hơn nữa là năm nào cũng có một số
           lượng lớn táo không bán hết, người nông dân chỉ còn cách cất chúng xuống
           dưới hầm, thỉnh thoảng kiểm tra và loại bỏ những quả bị hỏng đến tránh lây

           sang quả khác. Mỗi năm, số táo bị vứt đi trong làng lên tới cả tấn. Từ trước
           tới nay, chị Châu quen mua táo loại ngon, mỗi cân cũng phải 10 tệ/cân nên
           khi nhìn thấy những quả táo bị biến thành rác thế này, trong lòng chị luôn
           trăn trở ý nghĩ làm thế nào để tận dụng hết số táo đó, biến rác thải thành tiền.


           Ban đầu, chị Châu nghĩ đến việc bỏ hết những quả hỏng đi, giữ lại quả lành

           ép lấy nước và bán cho khách du lịch. Nhưng chồng và anh họ của chị một
           mực phản đối, vì nếu khách du lịch biết được rằng nước táo ép mà họ mua
           được làm từ những quả táo rụng và thải loại thì nhất định sẽ rất tức giận; mặt

           khác, muốn làm nước táo ép đóng chai thì phải có máy móc, kĩ thuật, và phải
   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81