Page 74 - KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG CỦA ÔNG CHỦ NHỎ - EBOOK.DANGTRONGDAI.COM
P. 74
Chuyện này giống một câu chuyện rất nổi tiếng: Có mấy con khỉ bị nhốt
chung trong một cái lồng, trong lồng treo một nải chuối, con khỉ nào có ý
định với lấy nải chuối thì lập tức bị nước sôi đổ vào người, dần dần không
còn con nào dám lấy chuối nữa. Sau đó, người ta nhốt thêm một con khỉ mới
vào lồng, nó chưa từng bị đổ nước sôi vào người nên rất tự nhiên với lấy nải
chuối, các con khỉ còn lại liền can ngăn nó, thế là nó cũng không dám làm
nữa. Sau cùng, tuy những con khỉ bị nhốt trong cũi khi trước đã đi cả, chỉ
còn lại con khỉ mới thì nó cũng không dám lấy chuối.
Thế là Tôn quyết định dấn thân vào thị trường còn trống trải đó. Những đồng
tiền mà anh kiếm được trong những năm qua đều nhờ làm việc mà người
khác không dám làm, hơn ai hết, anh hiểu rõ muốn có lợi nhuận cao thì phải
tham gia vào thị trường mới mẻ. Tôn liền phái nhân viên giỏi nhất sang Nhật
Bản tìm hiểu kĩ thuật phân loại măng của họ, ghi chép các yêu cầu về chất
lượng và nhập khẩu một số thiết bị chuyên dụng. Các nhân viên của anh đã
nhanh chóng nắm được kĩ thuật phân loại măng, Tôn quyết định xây dựng
nhà máy chuyên chế biến măng to. Sang năm sau, cùng với sự phát triển của
thị trường măng trúc, các nhà sản xuất khác đang phải đau đầu vì giá cả
nguyên liệu tăng cao, chi phí tăng vọt, thu nhập không đủ để trang trải, trong
khi ở nhà máy của Tôn, công nhân phải tăng ca cả buổi tối, công việc làm ăn
vô cùng thuận lợi. Măng to hay măng nhỏ Tôn đều mua hết, không còn phải
lo lắng về vấn đề nguồn cung nguyên liệu nữa.
Sau khi biết Tôn đã tìm ra một hướng đi mới thì các đồng nghiệp cùng ngành
vô cùng khâm phục, theo tính toán, giá thành xuất khẩu măng to và măng
nhỏ sau khi chế biến đều không chênh lệch, nhưng chi phí nguyên liệu đầu
vào chỉ bằng 2/3, vì thế đem lại không ít lợi nhuận. Tuy phải trả thêm chi phí
phân loại măng nhưng giá nhân công ở trong nước rất rẻ, số tiền tiết kiệm
được so với cho phí đó lớn hơn nhiều.
Những người khác chỉ còn biết bó tay nhìn Tôn kiếm bộn tiền, trong năm
nay, chắc chắn họ không thể đuổi kịp tốc độ của anh, đành để anh độc chiếm
thị trường. Năm sau, chắc chắn phải có một nửa số đối thủ sẽ bắt chước hình
thức kinh doanh của Tôn nhưng anh là người bắt đầu sớm nhất, khách hàng
nhất định sẽ nhận thức được ưu thế đó và Tôn sẽ giành được “miếng bánh”
lớn hơn. Có khi phải hai năm nữa thì các đối thủ mới đuổi kịp được Tôn.
Con đường mới mà Tôn tìm ra đã giúp sản phẩm của anh lấp đầy chỗ trống
trên thị trường còn bỏ ngỏ, đồng thời có được ưu thế thời gian vượt trội hơn
hẳn các đối thủ.