Page 71 - KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG CỦA ÔNG CHỦ NHỎ - EBOOK.DANGTRONGDAI.COM
P. 71
Phần 4: Thị trường
"NHÌN THẤY ĐIỀU NGƯỜI KHÁC KHÔNG THẤY,
LÀM NHỮNG VIỆC NGƯỜI KHÁC KHÔNG LÀM
ĐƯỢC"
1. TỰ MÌNH MỞ RA HƯỚNG
ĐI RIÊNG, THÀNH CÔNG VANG DỘI
Tài nguyên và ngành nghề chất lượng cao có thể mang lại nguồn tiền bạc
dồi dào, đó là đạo lí mà bất cứ ai làm kinh doanh cũng biết. Chính vì vậy mà
trong xã hội thương phẩm, một khi xuất hiện một ngành nghề mang lại lợi
nhuận rất cao, lập tức sẽ có rất nhiều người tranh giành nguồn tài nguyên
này, tăng cường cạnh tranh, cuối cùng từ từ đạt đến giá trị lợi nhuận bình
quân giống như các ngành nghề khác. Có những ông chủ cùng nhân viên
của mình đang làm trong
ngành này lại chuyển sang ngành khác, khiến cho tài nguyên trong xã hội lại
một lần nữa được phân phối lại, bảo đảm sự phát triển cân bằng cho nền
kinh tế. Vậy làm thế nào để phát hiện cơ hội mới, giành được lợi nhuận cao
và tạo ra nền kinh tế mang bản sắc của chính mình?
Quê của Tôn là nơi trồng trúc nổi tiếng khắp Trung Quốc, ở đó có rừng trúc
rộng tới mấy trăm mẫu, rất nhiều ngành nghề liên quan đến cây trúc đã được
phát triển ở địa phương như làm đồ thủ công mỹ nghệ hoặc cơ sở sản xuất
thực phẩm. Trong đó, nghề làm chiếu trúc và ván sàn trúc dùng trong xây
dựng là phát triển nhất, quy mô tới hàng tỉ đồng. Để có thể khai thác hết tiềm
lực từ cây trúc và duy trì phát triển lâu dài, chính quyền địa phương cũng
đưa ra rất nhiều sự khuyến khích về chính sách và tài chính, nhờ đó tạo ra sự
hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp. Rất nhiều đối tác trong nước và cả
nước ngoài cũng tìm đến đây đề nghị hợp tác, hình thành nên cục diện tích
cực cho kinh tế địa phương.
Tôn cũng mở một cơ sở chế biến măng, nghiệp vụ chủ yếu là xuất khẩu
măng sang thị trường Nhật Bản. Những năm đầu khởi nghiệp, số lượng cơ sở
làm măng rất ít và chất lượng cũng chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật,
chủ yếu tiêu thụ trong nước, lợi nhuận vì thế cũng không cao lắm. Trong khi