Page 82 - KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG CỦA ÔNG CHỦ NHỎ - EBOOK.DANGTRONGDAI.COM
P. 82
Việc định giá sản phẩm không phải chỉ là ngẫu nhiên mà có quy luật riêng.
Thông thường, khi định giá một sản phẩm, nhà sản xuất sẽ cân nhắc tới các
yếu tố như chi phí, lợi nhuận và giá trị thương hiệu, khả năng chấp nhận của
người tiêu dùng và phản ứng của đối thủ cạnh tranh, ngoài ra còn cần cân
nhắc lợi nhuận dành cho các nhà phân phối trung gian và mức độ hài lòng
của người tiêu dùng cuối cùng. Theo lí mà nói, sau khi đã tính toán đến
những yếu tố này một cách kĩ càng thì mỗi một mắt xích trong hệ thống sẽ
đều có lợi nhuận, nhưng chỉ dừng ở mức hợp lí mà thôi. Nếu một mắt xích có
lợi nhuận quá cao thì sẽ ảnh hưởng tới tính tích cực của những người khác,
thậm chí phá vỡ tính thông suốt của cả một dây chuyền.
Nhưng trên thực tế, nếu biết vận dụng OEM (mô hình sản xuất thiết bị gốc)
thì có thể thu về một khoản lợi nhuận khổng lồ.
Cửa hàng phụ tùng ô tô của Tống là đại lí của nhiều thương hiệu phụ tùng
nổi tiếng. Có rất nhiều khách hàng yêu cầu phụ tùng phải là loại tốt nhất,
nhưng họ lại không biết nhiều về các loại phụ tùng xe hơi, lại càng không thể
đến từng xưởng sửa chữa để thay thế phụ tùng riêng biệt nên thường áp dụng
một cách rất đơn giản, đó là phụ tùng vừa tháo ra thuộc hãng gì thì thay ngay
bằng của hãng đó với kiểu dáng giống hệt nhau. Chính nhờ có những khách
hàng trung thành cao độ với nhãn hiệu như vậy mà công việc kinh doanh của
Tống vẫn còn khá tốt.
Nhưng Tống phát hiện ra một vấn đề, đó là hiện nay, số lượng phụ tùng
chính hãng anh tiêu thụ chỉ chiếm khoảng 20% thị phần. Vì phần lớn những
khách hàng yêu cầu thay phụ tùng chính hãng đều sở hữu xe riêng và thường
xuyên bảo dưỡng xe. Vì tần suất sử dụng không quá nhiều, lại thường xuyên
bảo dưỡng đầy đủ nên những chiếc xe như vậy rất ít khi bị hỏng. Những
chiếc xe cần bảo dưỡng nhiều là xe vận tải. Những chiếc xe này được dùng
với mục đích chuyên chở người và hàng hóa liên tục, lộ trình dài và thường
xuyên vượt quá tải trọng, việc bảo dưỡng cũng không đến nơi đến chốn nên
bị hao mòn nhiều và tất nhiên cũng phải tu sửa nhiều hơn. Để giảm bớt chi
phí, các chủ xe thường không chọn phụ tùng chính hãng vì giá thành thường
đắt hơn phụ tùng không chính hãng khoảng 2 - 3 lần. Những chủ xe này dựa
vào xe để kiếm sống nên hiểu biết nhiều hơn về xe cộ và linh kiện, ví dụ như
những linh kiện cần phải đồng bộ chính hãng, linh kiện nào có thể không cần
chính hãng, chính vì thế họ cũng hay bắt bẻ hơn.
Hiện nay, trên thị trường, mặt hàng bán chạy nhất là phụ tùng do xưởng sản
xuất thiết bị gốc đưa ra, chất lượng sản phẩm không thua kém hàng chính
hãng nhưng không dán nhãn hiệu của hãng lắp ráp ô tô mà dán một nhãn