Page 83 - KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG CỦA ÔNG CHỦ NHỎ - EBOOK.DANGTRONGDAI.COM
P. 83
hiệu khác. Điều này cũng không thể ngăn cấm được vì khi nhà sản xuất phụ
tùng kí hợp đồng với hãng sản xuất và lắp ráp ô tô, hai bên đã giao ước với
nhau: giá của phụ tùng xe hơi không được phép rẻ hơn giá cung cấp cho nhà
sản xuất và lắp ráp xe. Giao ước này đảm bảo cho các cửa hàng 4S (cửa hàng
ô tô 4S: cửa hàng bao gồm các hoạt động bán hàng - sale; phụ tùng -
sparepart; dịch vụ - service; tiếp thu phản hồi của khách hàng - survey) của
các hãng sản xuất ô tô có thể bán phụ tùng với giá cao cho các chủ xe mang
xe đi bảo dưỡng, sửa chữa.
Lợi nhuận các cửa hàng 4S thu được không đến từ việc bán hàng mà chủ yếu
dựa vào việc sửa chữa và bảo dưỡng xe, trong đó, lợi nhuận từ việc thay phụ
tùng là cao nhất. Nếu không kiếm được tiền từ việc thay phụ tùng thì toàn bộ
tiệm 4S sẽ bị sụp đổ. Nếu nhà sản xuất ô tô phát hiện giá phụ tùng thấp hơn
giá hai bên đã thỏa thuận thì họ sẽ khấu trừ vào tiền thế chấp của xưởng sản
xuất phụ tùng và hủy bỏ tư cách chính hãng. Phải mất khá nhiều tiền bạc và
công sức thì mới có thể giành được tư cách phụ tùng chính hãng, sau khi
giao hàng cũng không thể kết toán ngay mà phải đợi khoảng nửa năm, sau
khi tính toán tổng chi phí thì giá thành đã cao hơn giá gốc rất nhiều rồi, vậy
mà vẫn phải gần với giá của cửa hàng 4S, chính vì thế, giá của phụ tùng
chính hãng mới cao gấp mấy lần giá phụ tùng ngoài có cùng chất lượng như
vậy.
Những công ty sản xuất thiết bị gốc danh tiếng nếu chỉ dựa vào các hợp đồng
sản xuất phụ tùng cho các công ty sản xuất ô tô thì sẽ không thể tiếp tục hoạt
động. Để có lợi nhuận, sau khi có được danh tiếng, những công ty này có thể
tự lập ra thương hiệu mới, sản xuất phụ tùng tương tự và tham gia thị trường
bán lẻ. Khi đó, giá sản phẩm sẽ không phải chịu nhiều loại chi phí phụ, cũng
không có ai khống chế nên sự chênh lệch về giá cả là khá cao và doanh thu
cũng tăng lên đáng kể. Có những công ty sản xuất phụ tùng chỉ sau 3 - 4 năm
đã có thể bán ra sản phẩm phụ tùng dưới thương hiệu của riêng mình.
Tống cũng đã từng kinh doanh loại phụ tùng OEM này, tuy nhiên giá cả của
chúng khá rõ ràng nên lợi nhuận của nhà phân phối trung gian không được
nhiều. Anh hiểu rằng tăng doanh số bán phụ tùng OEM không phải là việc
dễ dàng, làm phụ tùng giả thì lại càng không thể vì nếu chất lượng không
đảm bảo thì khách hàng sẽ trả lại hàng loạt. Hơn nữa, từ trước đến nay, công
ty chỉ kinh doanh sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, nếu bây giờ dính dáng đến
hàng nhái, hàng giả thì chẳng phải là đã phá vỡ hình tượng công ty hay sao,
sau này dù có bán hàng thật thì cũng chẳng còn ai tin nữa, vì mọi người đều
nghĩ là hàng giả, cứ như vậy chẳng mấy chốc mà phá sản. Chính vì thế, Tống
vẫn muốn hợp tác với các nhà sản xuất phụ tùng OEM.