Page 174 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 174
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Người Do Thái cho rằng, đàm phán là để hợp tác. Đánh đổ bất kỳ bên nào, đều không
phải là mục đích của việc đàm phán. Vì vậy, trong lúc đàm phán, họ sẽ luôn đứng
trên góc độ của đối phương để suy xét vấn đề, đồng thời chủ động quan tâm đến đối
phương, thắp lên một ngọn “đèn lồng” cho đối phương. Cũng chính nhờ vào điều
này, người Do Thái thường rất dễ giữ được tình hữu nghị với đối tác trong những
cuộc đàm phán, thúc đẩy đàm phán nhanh chóng đi đến thành công.
Nên đàm phán với người có quyền đưa quyết định
Trong đàm phán người Do Thái luôn chủ trương, chỉ nên bắt tay với người có quyền
đưa ra quyết định.
Trong mắt của người Do Thái, cấp bậc của người đàm phán càng cao, càng có nhiều
khả năng đáp ứng yêu cầu của mình.
Vì sao? Vì người ở cấp bậc cao sẽ có cái nhìn bao quát vấn đề hơn và xử lý tốt những
tranh chấp có thể xảy ra. Vả lại, do có quyền quyết định lớn hơn, họ sẽ mạnh dạn đưa
ra những quyết định mạo hiểm hơn.
Vì vậy, khi muốn gặp gỡ một người nào đó, người Do Thái trước tiên sẽ tìm hiểu rõ:
Người này là ai? Giữ chức vị gì? Có thể đưa ra những quyết định gì?
Một khi đã nắm rõ những vấn đề trên đây, người Do Thái sẽ rất lễ độ nhưng cũng
không kém phần thẳng thắn đặt câu hỏi với đối tác của mình: “Anh có thể cải thiện
tình hình này được không”, “Anh có thể giúp tôi giải quyết vấn đề này được không?”
hoặc là “Anh có đủ thẩm quyền để thực thi những việc mà tôi đề xuất hay không?”...
Nếu đáp án là phủ định, họ sẽ lập tức tìm cách ngừng cuộc đàm phán, đi tìm một
đối tác khác có đủ khả nặng đáp ứng yêu cầu của họ.