Page 120 - chuyen doi lon - ebook.dangtrongdai.com
P. 120
của những năm 1960 hay phong trào new Age (một phong trào xã hội
và tâm linh tìm đến “sự thật phổ dụng” và hướng tới tiềm năng tối đa
của cá nhân con người - nD) kế tiếp của những năm 1970. họ nhìn thấy
ở “hiện thực ảo” của các máy tính kết nối mạng một sự sắp đặt cho tính
siêu việt xã hội và cá nhân. Đó là một thế giới tinh khiết, nơi họ có thể
xây cất một nền văn hóa cộng đồng hài hòa và đạt được sự hiểu biết cao
hơn mà họ đã tìm kiếm.
Stewart Brand, biên tập viên sáng lập của “kinh thánh” hippi The
Whole Earth Catalog (mục lục toàn Thế giới), tỏ ra là người chủ đạo
cho chủ nghĩa tân công-nghệ-không-tưởng trong một bài viết cho tạp
chí Rolling Stone năm 1972. ông mô tả một nhóm hacker đã phá vỡ sứ
mệnh quân sự của Arpanet ra sao bằng cách dùng mạng để trao đổi các
chuyện cười và chơi game Spacewar. “Dù sẵn sàng hay chưa, máy tính
vẫn đang đến với con người,” Brand tuyên bố, gọi đó là “tin vui, có thể là
vui nhất sau khi phê.” Bài viết là lời tiên tri xuất sắc, bởi Brand đã thấy
trước chuyển đổi đang tới của máy tính để thành các thiết bị liên lạc cá
nhân (và kể cả sự phát triển của kinh doanh âm nhạc trực tuyến). Trong
cách nhìn của ông, con người sẽ sử dụng máy tính để thoát khỏi sự kiểm
soát của các “nhà lập kế hoạch” xã hội, và trở thành những kẻ “ăn bám
máy tính” được giải phóng khỏi các luật lệ và thủ tục. “Khi mọi người
ai cũng có máy tính,” ông viết, chúng ta sẽ trở thành “những cá nhân và
những người hợp tác có nhiều quyền lực hơn.”
hai thập kỷ trôi nhanh, đến năm 1990. một lập trình viên trẻ tuổi tên
Tim Berners-Lee, làm việc tại CERn, một phòng thí nghiệm vật lý lớn
của châu Âu nằm giữa biên giới Thụy Sĩ và Pháp, viết một phần mềm
để đưa internet tới cho mọi người. Anh có ý tưởng về một “mạng tri
thức” vĩ đại, vô hạn – một mạng Toàn Cầu (World Wide Web) – “mang
119
Máy tính toàn cầu