Page 245 - chuyen doi lon - ebook.dangtrongdai.com
P. 245
cấu trúc rất riêng biệt và đơn nhất.” Tuy nhiên, ông lo sợ truyền thống
này đang mất đi, đang bị xóa sổ khi chúng ta rút ra cảm nhận về thế giới
ngày càng nhiều từ các cơ sở dữ liệu của internet chứ không phải từ
kho tàng bộ nhớ của chúng ta: “Tôi nhìn thấy trong tất cả chúng ta (kể
cả chính tôi) sự thay thế khối phức hợp bên trong bằng một loại cái tôi
mới – được mở ra dưới áp lực của quá tải thông tin và công nghệ ‘có sẵn
tức thời.’” Khi chúng ta làm rỗng “kho tàng nội tại của di sản văn hóa
phong phú,” Foreman kết luận, chúng ta có vẻ chuyển thành “kiểu người
bánh tráng – trải rộng và mỏng khi chúng ta kết nối với mạng bao la của
thông tin có thể được truy cập chỉ bởi việc ấn nút.”
Sẽ còn phải nhiều năm nữa trước khi có những nghiên cứu rõ ràng
về tác động của việc dùng internet rộng rãi lên trí nhớ và quá trình tư
duy của chúng ta. nhưng bất kỳ ai dành khá nhiều thời gian trên trực
tuyến ít ra đều sẽ dễ cảm thấy một chút gì giống với Foreman. Thuật ngữ
chung “lướt Web” nói lên khá hoàn hảo tính chất hời hợt của mối quan hệ
với thông tin mà chúng ta tìm thấy với khối lượng rất lớn trên internet.
Trong loạt Bài giảng Reith năm 1950 được sưu tập trong cuốn Doubt and
Certainty in Science (nghi ngờ và Chắc chắn trong Khoa học), nhà sinh
vật học người Anh J. Z. young đã mô tả một cách hùng hồn những cách
thức tinh tế mà nhận thức, ý tưởng, và ngôn ngữ của chúng ta thay đổi
mỗi khi chúng ta bắt đầu sử dụng một công cụ mới. ông nhận định rõ
ràng công nghệ tạo ra chúng ta cũng giống như chúng ta đã tạo ra công
nghệ. Điều đó đúng đối với các công cụ chúng ta dùng để xử lý vật chất
và năng lượng, nhưng nó đặc biệt đúng đối với các công cụ chúng ta dùng
để xử lý thông tin, từ tấm bản đồ tới cái đồng hồ hay chiếc máy tính.
môi trường không chỉ là thông điệp. môi trường là trí tuệ. nó định
hình những gì chúng ta nhìn thấy và việc chúng ta nhìn chúng ra sao.
244
chuyển đổi lớn