Page 98 - chuyen doi lon - ebook.dangtrongdai.com
P. 98
chục máy phát hiện đại nhất của Westinghouse. ông nhớ lại trải nghiệm
này trong cuốn tự truyện The Education of Henry Adams. “người ta đã
nấn ná thật lâu bên những chiếc máy phát,” ông viết, “bởi chúng quá
mới, và đã mang lại cho lịch sử một thời kỳ mới.” Cảm nhận rằng những
chiếc máy này “sẽ cho kết quả là nguồn năng lượng vô giá và vô tận cho
thế hệ tới,” Adams biết chúng sẽ làm thay đổi đất nước và thế giới. ông
thấy mình tầm thường và nhỏ bé trước những chiếc máy phát, và sự vĩ
đại của chúng cũng làm ông bồn chồn. ông hiểu rõ điều mà “giai đoạn
mới” của lịch sử sẽ mang tới nằm ngoài hiểu biết và thậm chí ngoài tầm
kỉểm soát của chúng ta: “năm 1893, Chicago lần đầu tiên đã đặt câu hỏi
liệu người hoa Kỳ có biết họ sẽ đi tới đâu.”
Samuel insull là một người có tầm nhìn chiến lược, nhưng cả ông cũng
không hình dung nổi lưới điện có thể làm thay đổi thương mại và xã hội
sâu sắc và nhanh chóng tới mức nào. Bản chất sức mạnh chuyển đổi của
công nghệ mới là ở cách nó thay đổi các thỏa hiệp kinh tế, những thứ gây
tác động tới rất nhiều quyết định dù nhỏ hay lớn của chúng ta, và cùng
với nhau chúng xác định chúng ta là ai và làm gì – những quyết định về
giáo dục, nhà ở, việc làm, gia đình, giải trí, và vân vân. Tóm lại, việc cung
cấp tập trung điện giá rẻ đã thay đổi khuôn mẫu của cuộc sống mỗi ngày.
Thứ trước kia là khan hiếm – năng lượng cần thiết để chạy các máy công
nghiệp, chạy các thiết bị gia đình, thắp sáng – nay đã trở thành thừa thãi.
nó giống như một sự tích tụ vĩ đại đã bung ra, giải phóng một nguồn lực
hoàn chỉnh, trường tồn của cuộc Cách mạng Kỹ thuật.
nếu không có nhà chiến lược nào dự báo được xu hướng và quy mô
của những biến đổi tiềm ẩn thì điều đó hoàn toàn không ngăn cản các
nhà tiên tri viễn tưởng phỏng đoán. ngay sau hội chợ Chicago, điện đã
97
Thành phố trắng