Page 10 - KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG CỦA ÔNG CHỦ NHỎ - EBOOK.DANGTRONGDAI.COM
P. 10

BẰNG KIẾM KẾ SINH NHAI KHÁC




           Hiện nay ở Trung Quốc có rất nhiều đặc sản địa phương nhờ có thổ nhưỡng,
           cách trồng trọt, chăm sóc và chế biến rất riêng, hương vị thơm ngon, độc đáo
           nên rất được khách hàng ưa chuộng, ví dụ như pháo Lưu Dương ở Hồ Nam,
           trà Long Tỉnh ở Tây Hồ hay cua ở hồ Dương Trừng... Đó đều là những sản

           phẩm đã được người tiêu dùng công nhận, có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
           Người dân ở những địa phương đó cũng khấm khá hơn nhờ danh tiếng của
           những đặc sản của mình. Tuy nhiên, có những đặc sản chưa đăng kí thương
           hiệu,  đăng  kí  chỉ  dẫn  địa  lí,  cũng  có  một  số  địa  phương  vì  quản  lí  chưa

           nghiêm, chất lượng sản phẩm không ổn định, bị làm giả, làm nhái nhiều, dẫn
           đến  uy  tín  bị  giảm  sút,  cuối  cùng  người  dân  phải  đổi  nghề  hoặc  rút  khỏi
           thương trường. Vậy thì trong bối cảnh không có quy định quản lí cụ thể, phải
           chăng chỉ có thể tát nước theo mưa, nhà nhà làm hàng giả, hàng nhái để kiếm

           thêm ít tiền, đến khi không làm tiếp được nữa thì lại chuyển sang buôn bán
           thứ khác?


           Quê của Trường có nghề trồng mộc nhĩ, ở đó có tới hàng trăm cơ sở lớn nhỏ
           cùng trồng và đóng gói mộc nhĩ, chiếm khoảng 30% thị phần mộc nhĩ của cả

           nước. Rất nhiều gia đình đã làm giàu nhờ vào cây mộc nhĩ. Người nọ nhìn
           thấy người kia khấm khá thì cũng muốn làm theo. Thế là số người trồng mộc
           nhĩ ngày càng nhiều, nuôi mộc nhĩ không quá phức tạp, lại cùng là người
           bản địa nên có thể tìm mối thu mua và đóng gói dễ dàng. Thực trạng ngày

           nay là thế, hễ thứ gì có thể bán kiếm tiền là người người nhà nhà lao vào
           làm, ban đầu là quan hệ cùng có lợi, nhưng sau đó thì bắt đầu cạnh tranh một
           cách không lành mạnh, khiến cho nghề trồng mộc nhĩ dần dần mất uy tín,
           chẳng ai kiếm được tiền nữa. Sau đó, cả làng lại tìm được một kế sinh nhai

           mới và lại bắt đầu một vòng tuần hoàn ác tính.


           Khi  Trường  mới  bắt  đầu  kinh  doanh  mộc  nhĩ,  mỗi  một  năm  có  thể  xuất
           xưởng hơn 50 tấn, mỗi cân mộc nhĩ khô được lãi 2 tệ, sau này thì bị giảm
           xuống còn 0.4 tệ, mà mỗi năm cũng chỉ xuất xưởng được khoảng 60 tấn.

           Việc kinh doanh càng ngày càng khó khăn. Thế rồi có người bắt đầu giảm
           chi phí bằng cách nhuộm mộc nhĩ bị nấm mốc, bị thối bằng mực đen hoặc
           hóa chất, cho thêm đường, bột sắn, xử lí bằng hợp chất có hại, phân urê,
           phèn chua và dung dịch amoniac rồi trộn chung với mộc nhĩ thường. Làm

           thế này thì giá vốn sản phẩm chắc chắn sẽ rẻ hơn và mỗi một cân mộc nhĩ
           bán ra cũng lãi tới 2 tệ, cao hơn nhiều so với mức lãi mà Trường đang duy
           trì. Có người còn cho thêm cả bột xi măng vào mộc nhĩ để tăng thêm trọng
           lượng.
   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15