Page 14 - KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG CỦA ÔNG CHỦ NHỎ - EBOOK.DANGTRONGDAI.COM
P. 14

hưởng đến thu nhập tài chính của địa phương, phần khác cũng muốn khôi
           phục thương hiệu mộc nhĩ nổi tiếng trước đây nên đã tạo nhiều điều kiện
           thuận lợi, quảng cáo mộc nhĩ của Trường trên các phương tiện truyền thông.

           Được sự tuyên truyền của địa phương, mộc nhĩ của Trường nổi tiếng hơn
           hẳn. Sau đó, chính quyền lại đưa ra rất nhiều ưu đãi về vốn và chính sách để
           cổ vũ Trường mở rộng sản xuất, doanh nghiệp của anh đã trở thành đầu tàu
           trong ngành sản xuất mộc nhĩ, lấy lại đẳng cấp cho thương hiệu mộc nhĩ
           trước đây và đưa nó phát triển hơn nữa.



           Bài học tâm đắc


           Trong  kinh  doanh,  hầu  hết  các  doanh  nghiệp  đều  khó  cưỡng  lại  cám  dỗ.
           Nhiều khi tưởng chừng có thể kiếm tiền một cách dễ dàng và nhanh chóng

           nhưng thực tế lại là đang rơi vào một cạm bẫy chết người. Lợi nhuận ngắn
           hạn đương nhiên rất quan trọng nhưng là một doanh nghiệp, nhất định phải
           có kế hoạch dài hạn. Vì lợi ích trước mắt mà mất đi lợi ích lâu dài, doanh
           nghiệp đó mãi mãi không thể lớn mạnh được. Có nhiều doanh nghiệp không
           chủ định phạm pháp hay làm những việc bất chấp lương tâm, có điều họ

           không thể tìm ra được cách nào tốt hơn để tồn tại, chỉ còn cách đi theo trào
           lưu, cuối cùng đã tự đưa mình vào vòng nguy hiểm.


           Nguyên  tắc  cơ  bản  nhất  của  việc  kinh  doanh  là  giao  dịch  công  bằng.  Lí

           thuyết thì có vẻ đơn giản nhưng lí thuyết càng đơn giản thì lại càng gần với
           bản chất của sự vật. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong vụ việc sữa bẩn
           gần đây, có rất nhiều doanh nghiệp bị liên lụy, cho dù họ có làm sữa bẩn hay
           không. Những doanh nghiệp lớn tuy có thể tồn tại sau “cơn bão” nhưng vẫn
           bị tổn thất nặng nề; còn các doanh nghiệp nhỏ thì chỉ còn cách phá sản hoặc

           chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác.



           3. KHÔNG LÀM HÀNG NHÁI, KHÔNG


           GIẢM GIÁ, MẤU CHỐT LÀ PHẢI TÌM


           RA NHU CẦU THỊ TRƯỜNG




           Trên thương trường, cạnh tranh về giá cả là vấn đề muôn thuở. Trong cuộc
           chiến giá cả, để khiến đối thủ đau mười, thì bản thân doanh nghiệp cũng đau
           đến tám, bên nào cũng phải dốc toàn bộ thực lực vào cuộc chiến, ai có thể
           tồn tại lâu hơn sẽ là người giành chiến thắng. Quản lí chặt chẽ và giảm giá

           thành tất nhiên rất quan trọng, nhưng hiệu quả lại rất chậm. Vậy có cách
           nào tránh được xung đột trực tiếp mà có thể “gãi đúng chỗ ngứa” của khách
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19