Page 32 - KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG CỦA ÔNG CHỦ NHỎ - EBOOK.DANGTRONGDAI.COM
P. 32
người tiên phong khai phá một ngành nghề mới.
Bộ sách này này tuyển chọn những tác phẩm tinh túy nhất của văn học nước
nhà từ trước tới nay, có thể nhận được những hỗ trợ về chính sách và tài
chính của chính phủ. Thứ nhất, phát huy văn hoá truyền thống phù hợp với
quan điểm hiện đại. Thứ hai, lượng sách bán ra ở thị trường người Hoa kiều
sống ở Đông Nam Á khá ổn định vì họ vẫn thích đọc những loại sách kinh
điển, những tác phẩm đã trải qua hàng nghìn năm mà vẫn có giá trị thì chắc
chắn đều là những tác phẩm kinh điển nên không cần phải lo đến vấn đề tồn
đọng trên thị trường. Thứ ba, những cuốn sách này còn có tác dụng trang trí
cho ngôi nhà, rất nhiều người dù không có học vấn cao hoặc không có thân
phận và địa vị cao trong xã hội nhưng lại rất thích bày những quyển sách
kiểu này trong phòng đọc nhà mình để thể hiện mình cũng là người có văn
hóa. Bộ sách Thịnh thế tàng thư rất thích hợp để bày ở phòng đọc sách gia
đình hoặc văn phòng. Thứ tư, tặng rượu ngon thuốc lá hảo hạng là việc đã
quá nhiều người làm, trong khi tặng một bộ sách kinh điển thì có thể chứng
tỏ mình là người có văn hóa và đẳng cấp. Thứ năm, chi phí làm bộ sách này
thấp vì không phải lo vấn đề bản quyền, tác giả đều đã qua đời, chỉ cần tìm
một vài người trong nghề viết chú thích và đối chiếu với văn tự cổ là được.
Sau hai năm chuẩn bị, cuối cùng bộ sách của Vũ cũng đã ra mắt độc giả,
tổng cộng gần 300 cuốn, phải cần tới một giá sách lớn mới có thể bày hết.
Tất cả các cuốn sách đều được đựng trong hộp giấy, nếu bày ở phòng đọc
sách gia đình hoặc văn phòng thì cực kì sang trọng, bao gồm tất cả các tác
phẩm kinh điển qua các triều đại lịch sử. Vũ đầu tư rất nhiều vào quảng cáo,
tuyên truyền, trình bày sách giống hệt những cuốn sách cổ và nhận được giải
thưởng Bộ sách được bình chọn nhiều nhất. Bộ sách này đã nhanh chóng đạt
được lợi ích xã hội và lợi ích về kinh tế. Chỉ trong vòng một năm mà đã bán
được hơn 10 nghìn bộ, thu về 100 triệu tệ, lãi khoảng 70 triệu tệ.
Tuy nhiên, Vũ đã có phần lạc quan quá mức khi đánh giá mức độ tiêu thụ
trên thị trường quá cao. Mỗi bộ sách có giá bìa là 20 nghìn tệ, mỗi lần in 50
nghìn bộ, tuy bán chạy nhưng theo tốc độ 10 nghìn bộ một năm như hiện nay
thì cũng phải mất 5 năm mới tiêu thụ hết 50 nghìn bộ, tức là bốn năm sau
mới bán hết số sách còn tồn đọng trong kho.
Vũ một mặt kiểm điểm lại bản thân mình, mặt khác tìm cách bán hết số sách
trong kho càng nhanh càng tốt. Giá bìa mỗi bộ sách là 20 nghìn tệ, nhưng giá
bán thực của nó chỉ là 10 nghìn tệ mà thôi, cộng thêm 2 nghìn tệ chi phí các
loại. Hiện nay, số tiền sách trong kho là 800 triệu tệ (40 nghìn bộ × 20 nghìn
tệ), giá bán thực tế là 400 triệu tệ (40 nghìn bộ × 10 nghìn tệ), chi phí các