Page 110 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 110
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
được với giá gấp đôi sản phẩm sản xuất trong nước. Người có tiền luôn thích mua
những sản phẩm ngoại nhập đắt đỏ, để thể hiện thân phận, địa vị của mình cao hơn
người khác. Nắm bắt được tâm lý này, các thương nhân Do Thái đã không ngại nâng
giá các sản phẩm ngoại nhập.
Ví dụ, thương nhân Do Thái có thể bỏ ra 80 đô la mua vào một bộ nữ trang, trưng
bày ở nơi nổi bật nhất trong cửa hàng nữ trang cao cấp, sau đó bán với giá 800 đô la.
Đối với một số phụ nữ, thứ thu hút họ không phải là chất lượng, mà là cái giá 800 đô
la của bộ sản phẩm đó. Đương nhiên họ sẽ cho rằng, cái giá 800 đô la đủ chứng minh
chất lượng của món hàng đó không phải là tệ. Nếu không, làm sao có thể bán với giá
800 đô la? Ngoài ra, bản thân cái giá 800 đô la cũng đủ làm rõ giá trị của người
mang, thỏa mãn được tâm lý thích hư vinh của phụ nữ.
Nguyên tắc kinh doanh của thương nhân Do Thái thường đi ngược lại nguyên tắc
của các thương nhân khác. Họ luôn nhắm đến mục tiêu “lời to bán nhiều”. Đó là sự
thể hiện trí tuệ kinh doanh độc đáo của người Do Thái.
Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng cố gắng nâng cao vật giá. Trên thương
trường, họ luôn hiểu rằng, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, họ cũng
phải biết linh hoạt điều chỉnh giá cả sản phẩm cho phù hợp, và luôn phản đối những
hành vi canh tranh không lành mạnh trong giới kinh doanh.
Nói chung, vận dụng linh hoạt các phương pháp điều chỉnh giá cả, tranh thủ nguồn
lợi nhuận cao nhất có thể. thúc đẩy tốc độ tiêu thụ sản phẩm là bí quyết kinh doanh
vô cùng hiệu quả của người Do Thái.
Kinh doanh xuyên quốc gia, có ý thức toàn cầu
© Vì tiền chạy bôn phương, kinh doanh xuyên quốc gia