Page 104 - chuyen doi lon - ebook.dangtrongdai.com
P. 104
lên gấp đôi, bởi giảm được một lượng rất lớn những thao tác và di
chuyển vô ích. Dây curoa và trục truyền động cũng rất lãng phí năng
lượng – lãng phí tới mức, thực chất, không nhà máy nào có thể là
thật sự lớn, bởi ngay cả trục truyền động dài nhất vẫn là nhỏ theo
các yêu cầu hiện đại. Các máy công cụ tốc độ nhanh cũng không
thể có được trong những điều kiện cũ – bởi cả những chiếc ròng
rọc lẫn những dây curoa đều không chịu nổi được tốc độ hiện đại.
Không có máy công cụ tốc độ cao và thép tinh luyện do chúng mang
lại, thì không có gì để chúng ta có thể gọi là công nghiệp hiện đại.
Được các nhà sản xuất chấp nhận rộng rãi, dây chuyền lắp ráp điện
khí hóa của Ford đã mang lại một bước nhảy vọt trong năng suất công
nghiệp. năm 1912, phải cần 1.260 giờ công để sản xuất một chiếc xe ô tô
Ford model T. hai năm sau, với hoạt động của dây chuyền lắp ráp, con
số này chỉ còn một nửa, 617 giờ công. Khi hoạt động của dây chuyền
tiếp tục được hoàn thiện, lao động cần thiết lại giảm tiếp, chỉ còn 228
giờ công vào năm 1923. Bằng việc tinh giản và tăng tốc quá trình sản
xuất, dây chuyền lắp ráp cũng giảm đáng kể lượng các chi tiết tồn kho
cũng như các bán thành phẩm luôn phải đặt trên sàn nhà máy. Sản xuất
mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Trong khi phần lớn lợi nhuận mới được
chia cho các chủ công ty hay các cổ đông, một phần đáng kể cũng vào
túi của công nhân.
như đã đi tiên phong với dây chuyền lắp ráp, Ford cũng mở đường
trong việc thúc đẩy tăng lương cho người lao động chân tay. ngay sau
khi khai trương nhà máy highland Park, ông tuyên bố sẽ tăng gấp đôi
lương công nhân – lên 5 đôla một ngày – cho toàn nhà máy. mặc dù
hành động này đã dẫn tới sự giận dữ của các nhà doanh nghiệp khác và
sự phê phán của Wall Street Journal, Ford thấy các mức lương cao hơn
103
Thành phố trắng