Page 178 - chuyen doi lon - ebook.dangtrongdai.com
P. 178
khi Brynjolfsson và van Alstyne thông báo mô hình của họ cho thấy
cùng chiều hướng lặp lại những khám phá của Schelling, “khi những
yếu tố khác là giống nhau, tất cả những gì cần để làm giảm sự hợp nhất
trong hầu hết các trường hợp là việc tập trung hơn vào những giao tiếp
ưu tiên so với những giao tiếp hiện có.” nói cách khác, nếu chúng ta có
xu hướng ưa thích những ý kiến và những người tương đồng – trở thành
“tập trung” thay vì đa dạng – thì chúng ta sẽ có xu hướng tạo ra những
cộng đồng trực tuyến phân cực nhiều hơn.
Chúng ta nhìn thấy bằng chứng rất rõ ràng của sự phân hóa như vậy
ngày hôm nay, đặc biệt trong cái gọi là không gian blog. những blog
chính trị đã chia thành hai phe rõ ràng và ngày càng phân cực nhiều hơn:
phe tự do và phe bảo thủ. năm 2005, hai nhà nghiên cứu Lada Adamic
của hewlett-Packard và natalie glance của infoseek Applied Research
đã công bố các kết quả của một nghiên cứu rộng rãi về những blog chính
trị, được đặt tên là “họ đã blog một cách chia rẽ.” họ đã xem xét những
khuôn mẫu liên kết của 40 blog chính trị nổi tiếng nhất trong thời gian
hai tháng trước cuộc bầu cử tổng thống mỹ năm 2004, đồng thời khảo
sát hoạt động của một tập hợp rộng lớn hơn những blog chính trị – tổng
cộng tất cả hơn 1.000 blog – trong một ngày. họ đã phát hiện một sự chia
rẽ rất cao và “không thể lầm lẫn được” giữa phe tự do và phe bảo thủ.
“Thực tế,” họ viết, “91% các đường liên kết xuất phát từ cộng đồng bảo
thủ hay tự do là ở lại bên trong cộng đồng đó.” Thêm nữa, hai nhóm “có
danh sách những nguồn tin, nhân vật, và chủ đề trao đổi ưa thích cũng
khác nhau,” mà thỉnh thoảng mới có một sự trùng lặp.
một nghiên cứu khác về blog chính trị của matthew hindman, một
nhà khoa học chính trị tại Đại học bang Arizona, cũng tìm thấy sự
phân cực tương tự. Thay vì khảo sát các đường liên kết chứa trong blog,
hindman xem xét những dòng giao lưu thực sự giữa chúng. ông phát
177
Sự tách rời kỳ vĩ