Page 177 - chuyen doi lon - ebook.dangtrongdai.com
P. 177
phần giới thiệu nghiên cứu, “chúng tôi vẫn khảo sát một cách nghiêm
túc quan điểm cho rằng một làng toàn cầu là kết quả không tránh được
của việc gia tăng kết nối mạng.”
họ lưu ý rằng, do có những ràng buộc trong việc chúng ta có thể
xử lý được bao nhiêu thông tin và có thể giao tiếp được với bao nhiêu
người (nói theo ngôn ngữ hàn lâm là chúng ta có “sự hợp lý trong khuôn
khổ”), nên tự nhiên chúng ta có mong muốn được sử dụng bộ lọc để
duyệt những ý tưởng mà chúng ta tiếp cận và những người mà chúng
ta kết giao. Khi những bộ lọc trở thành tinh vi hơn, chúng ta có thể tập
trung sự chú ý – và kiến thiết những cộng đồng của chúng ta – với độ
chính xác hơn bao giờ hết. nghiên cứu của Schelling cho thấy quá trình
này tất nhiên nuôi dưỡng sự đồng nhất trong thế giới thực, và mô hình
của Brynjolfsson và van Alstyne xác nhận rằng tác động có thể còn cực
đoan hơn nữa trong thế giới ảo. “Phân tích của chúng tôi,” họ viết, “đưa
ra giả thuyết là những công cụ tìm kiếm tự động và những bộ lọc phân
luồng giao tiếp giữa con người với nhau dựa trên những quan điểm, danh
tiếng, phát biểu trong quá khứ hay đặc tính cá nhân của họ không hẳn sẽ
mang lại những tác động tốt.” Được định hình bởi những công cụ như
vậy, những cộng đồng trực tuyến cuối cùng trở thành ít pha trộn hơn so
với những cộng đồng được hình thành trong thế giới thực. Sự đa dạng
trong thế giới thực “có thể nhường đường cho sự đồng nhất ảo khi những
cộng đồng đặc thù hợp lại với nhau, bỏ qua những ranh giới địa lý.”
họ nhấn mạnh rằng hiện tượng “phân hóa” như vậy không chỉ là hệ
quả duy nhất của việc chọn lọc. về lý thuyết, “những ưu tiên cho tri thức
rộng, hay ngay cả cho thông tin ngẫu nhiên, cũng có thể được đáp ứng.”
Tuy nhiên, trong thực tế, việc hơi thiên vị sự tương đồng so với sự khác
biệt của chúng ta là khó, nếu không muốn nói là không thể, xóa bỏ được.
nó là một phần của bản chất con người. Do vậy không mấy ngạc nhiên
176
chuyển đổi lớn