Page 175 - chuyen doi lon - ebook.dangtrongdai.com
P. 175
biết. mỗi khi chúng ta mua một cuốn sách tại Amazon, thuê một phim
từ netflix, hay xem một tin trên Reddit, các trang web sẽ lưu thông tin
về lựa chọn của chúng ta trong một hồ sơ cá nhân và dùng nó để giới
thiệu những sản phẩm hay những mẩu tin trong tương lai. hiệu quả,
trong ngắn hạn, có thể là giúp cho chúng ta tiếp cận được với những thứ
mà bình thường chúng ta không biết đến. nhưng về dài hạn, càng nhấp
chuột nhiều, chúng ta càng có xu hướng thu hẹp thông tin chúng ta xem.
với tư cách là công cụ tìm kiếm thống trị, google có ảnh hưởng cực
lớn về thông tin mọi người tìm được trên Web, và nó đã đặc biệt quyết
liệt theo đuổi việc cá nhân hóa nội dung. năm 2005, google bắt đầu thử
một dịch vụ tìm kiếm được cá nhân hóa để “đặt hàng những kết quả tìm
kiếm dựa trên những tìm kiếm trong quá khứ của bạn, cũng như những
kết quả tìm kiếm và các tiêu đề tin mà bạn đã nhấp chuột vào”. năm 2007,
google lặng lẽ đặt tìm kiếm được cá nhân hóa như chế độ mặc định cho
tất cả những ai có địa chỉ gmail hay có tài khoản google khác. (Ba đối
thủ lớn nhất của google là yahoo, microsoft, và Ask cũng có những công
cụ tìm kiếm được cá nhân hóa). Các nhà khoa học ở google còn phát
triển một hệ thống “lấy dấu âm thanh” có thể dùng microphone trong
máy tính của bạn để theo dõi “âm thanh nền” trong phòng của bạn và
dùng nó cho những mục đích cá nhân hóa. nếu bạn bật tivi, hệ thống
có thể nhận biết chương trình bạn đang xem bằng cách ghi các tín hiệu
âm thanh và so sánh nó với một “cơ sở dữ liệu âm thanh” lưu trong một
trung tâm dữ liệu của google. Sau đó công ty có thể giới thiệu cho bạn
những chương trình hay quảng cáo hợp với những gì bạn thích xem.
google đã nói mục tiêu là lưu trữ “100% dữ liệu của người dùng” bên
trong dịch vụ tiện ích của nó, để cho phép google đạt được cái mà nó
gọi là “sự cá nhân hóa minh bạch”. hiện tại, google đã có thể tự động
lựa chọn đưa cho bạn những thông tin nào và giữ lại những thông tin
174
chuyển đổi lớn