Page 181 - chuyen doi lon - ebook.dangtrongdai.com
P. 181
kiến của họ”, các tác giả viết. “việc chiều theo những sở thích này có thể
làm tăng thêm và sâu thêm những thành kiến đã sẵn có từ trước.... Tác
động không chỉ đơn thuần là một xu hướng để các thành viên thích ứng
với bình quân của nhóm mà còn mang tính triệt để hơn, làm cho bình
quân này chuyển dịch về phía cực đoan”.
Trong một khuynh hướng sai lạc hơn nữa, sự quá phong phú của thông
tin trên internet có thể chẳng giúp giảm chủ nghĩa cực đoan mà còn
làm nó mạnh thêm lên. như cuộc nghiên cứu tại Colorado đã cho thấy,
bất cứ khi nào con người được thêm thông tin hỗ trợ những quan điểm
đang có thì họ càng được thuyết phục rằng những quan điểm của họ là
đúng – và những người có quan điểm khác là sai. mỗi mẩu tin khẳng
định đều làm tăng thêm niềm tin vào sự đúng đắn trong quan điểm của
họ và, khi niềm tin tăng lên, quan điểm của họ cũng trở thành cực đoan
hơn. họ trở thành những người có quan điểm đơn nhất.
internet không chỉ có xu hướng chia rẽ con người với những quan
điểm khác nhau, nó còn có xu hướng phóng đại các khác biệt. như
Brynjolfsson và van Alstyne phát biểu, điều này về lâu dài sẽ đe dọa tinh
thần thỏa hiệp và việc xây dựng sự nhất trí, là những điều rất căn bản của
chính thể dân chủ. “người dùng internet có thể tìm kiếm giao tiếp với
những cá nhân có quan điểm giống họ và có cùng hệ giá trị, do vậy trở
nên khó khăn hơn khi trao quyền ra những quyết định quan trọng vào
tay những người có hệ giá trị khác họ”, các tác giả kết luận. mặc dù nhấn
mạnh còn quá sớm để biết chính xác những lực lượng này sẽ tác động
như thế nào, các tác giả cảnh báo rằng “sự bal-căng hóa (balkanization
– một thuật ngữ địa chính trị dùng để mô tả quá trình phân rã của một
vùng hay một nhà nước thành những vùng hay nhà nước nhỏ hơn,
thường là thù địch hay bất hợp tác với nhau - nD) và sự mất đi những
180
chuyển đổi lớn