Page 177 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 177
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
“Chúng ta đều hiểu sự phiền phức của tổ chức trọng tài, chẳng ai muốn dính líu đến
những chuyện tranh chấp ấy. Nhưng để tránh được những chuyện bất trắc có thể
xảy ra, tốt hơn chúng ta nên nhờ đến phán quyết của Tòa án Nhật Bản”.
Đó chính là sách lược mà Jofeyr đã sử dụng: đôi bên một khi xuất hiện tranh chấp,
phán quyết của tòa án Nhật Bản sẽ vô hiệu lực ở Hà Lan. Dù phía Sanyo có thắng
kiện ở Nhật Bản, họ cũng không thể buộc ông thi hành những điều khoản đó. Như
vậy, nếu thực sự nảy sinh tranh chấp, ông hoàn toàn có quyền không phải xuất hiện
trước tòa, đến cả phí tố tụng cũng không phải bỏ ra đồng nào. Nếu đề nghị này được
thông qua, ông đương nhiên trở thành người chiếm thế thượng phong.
3. Khéo léo khống chế tiến độ đàm phản
Bắt đầu đàm phán. Trước tiên, Jofeyr đưa ra một vài lời phát biểu đơn giản, ngắn
gọn:
“Tuy tôi đã được đến nhiều quốc gia, nhưng đất nước Nhật Bản xinh đẹp lại làm tâm
hồn tôi trở nên hân hoan vui sướng hơn nhiều. Chất lượng sản phẩm của quý công ty
là rất đáng tin cậy, rất có tiềm lực phát triển. Nếu có thể xâm nhập vào thị trường
châu Âu, đó sẽ là một điều rất có lợi cho cả hai phía chúng ta. Vì vậy, chúng tôi rất hi
vọng đôi bên có thể xây dựng một quan hệ hợp tác tốt đẹp với nhau”.
Lời phát biểu tuy ngắn gọn, nhưng đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của phía
đối tác Nhật Bản.
Không khí cuộc đàm phán sau đó đã diễn ra hết sức thuận lợi. Các hạng mục như
chủng loại đồng hồ, đại lý khu vực, kỳ hạn họp đồng... hầu như đều có được tiếng nói
chung.