Page 55 - KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG CỦA ÔNG CHỦ NHỎ - EBOOK.DANGTRONGDAI.COM
P. 55

dưới quầy, chỉ khi có người hỏi thì mới lấy ra. Tuần san của Văn chỉ dành
           cho một khối lượng độc giả nhỏ, mà lại là phát hành thử nên rất nhiều người
           không hề biết đến, như vậy thì sao độc giả có thể nói đích danh tên tuần san?



           Sau khi tìm ra vấn đề, mọi người một lần nữa khẳng định rằng đối tượng mà
           tuần san hướng đến chỉ là một bộ phận độc giả nhỏ, không thể có một lượng
           độc giả lớn như các tờ báo uy tín lâu năm khác. Chỉ có một cách duy nhất để
           các chủ quầy phải bày tuần san này ở vị trí bắt mắt, đó là giao kèo với họ:
           bày tuần san ở vị trí tốt, bất luận số lượng bán ra là bao nhiêu, các chủ quầy

           báo cũng sẽ nhận được thù lao hàng tháng, coi như là đang mua một vị trí
           quảng cáo vậy. Trước đây, đã có nhiều tờ báo làm truyền thông theo cách đó
           và hiệu quả cũng khá tốt. Tuy nhiên, đó hầu hết đều là những ấn phẩm phát

           hành trong phạm vi một thành phố nên có thể khống chế tốt tình hình, chỉ
           cần phái nhân viên kinh doanh đến kiểm tra từng quầy báo là được. Nếu áp
           dụng trên cả nước mà đi kiểm tra như vậy thì chi phí sẽ rất cao. Những tờ
           báo nói trên thu được lợi nhuận từ việc đăng quảng cáo, bản thân lại có sức
           ảnh hưởng lớn, lượng phát hành cao nên có thể bù đắp đủ chi phí phát hành.

           Còn tuần san Cuộc sống ngoài kia không thể có đủ lợi nhuận quảng cáo để
           bù vào chi phí phát hành được.


           Vậy có thể để tuần san tự do phát triển và nhờ vào sự quảng cáo của những

           người đã đọc nó được hay không? Tính toán cho thấy, ít nhất phải 3 - 5 năm
           thì cách đó mới có hiệu quả.


           Xem ra vấn đề chính nằm ở phương pháp phân phối truyền thống. Văn đã
           mời một người có kinh nghiệm trong ngành phát hành là Tấn - người từng
           xuất bản rất nhiều loại tuần san đến giúp đỡ. Tấn cầm tuần san lên xem qua,

           sau đó đọc báo cáo về tình hình phát hành do giám đốc kinh doanh nộp và
           nghiêm nghị nói: “Tuần san này của anh, theo thống kê chỉ bán được hơn 50
           quyển ở mỗi thành phố. Một tuần san mà mỗi tháng chỉ bán được 50 quyển

           chắc chắn không thể thu hút được kênh phát hành. Tôi khuyên anh nên coi
           phương  thức  phát  hành  truyền  thống  chỉ  là  một  kênh  phụ  trợ,  và  hãy  tập
           trung vào kênh phát hành trực tiếp.”


           Tuy Văn đã có nhiều năm làm báo, nhưng công việc chủ yếu là biên tập nội
           dung, còn phương diện phát hành thì anh không thông thạo lắm. Thế là anh

           liền hỏi: “Tại sao lại phát hành trực tiếp?” Tấn từ tốn giải thích: “Tôi lấy một
           ví dụ, trước đây tôi làm tạp chí Quản lí doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạp chí này
           chỉ phát hành một số lượng nhỏ trên thị trường, chủ yếu là cung ứng cho

           Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vậy mà mỗi tháng cũng bán được
           khoảng 100 nghìn cuốn. Đó là do tạp chí đó có nội dung rất cô đọng, súc tích
   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60