Page 180 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 180
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Thứ nhất là cố ý tạo ra chướng ngại cho cuộc đàm phán, vì nếu để cuộc đàm phán
diễn ra quá thuận lợi, đối phương sẽ nảy sinh nghi ngờ.
Thứ hai là cố ý để cho đối phương dành được ưu thế trong vấn đề nhỏ này, từ đó
buộc đối phương phải có những bước nhượng bộ nhất định trong những vấn đề
quan trọng kế tiếp.
Bấy giờ, Jofeyr đột nhiên nói:
“Bản thân tôi xưa nay không hề có thiện cảm với phương thức nhờ đến trọng tài.
Theo hiểu biết của tôi, tòa án Nhật Bản hết sức công minh. Vì vậy, tôi đề nghị, từ nay
về sau nếu có tranh chấp, mọi phán quyết sẽ do tòa án Nhật Bản thực hiện”.
Đối với đề nghị này, đại diện Sanyo rất vui vẻ chấp nhận. Sở dĩ họ vui mừng, một là vì
họ nghĩ việc kiện tụng trên chính đất nước của mình sẽ là một lợi thế; thứ hai là cuối
cùng họ đã có thể gật đầu đáp ứng một điều kiện của đối phương mà không cảm thấy
bị thiệt hại.
Trong cuộc đàm phán này, bên ngoài thì có vẻ như Jofeyr phải hên tục nhượng bộ,
rơi vào thế bị động, đồng thời cũng thể hiện được thành ý của mình trong cuộc đàm
phán. Nhưng trên thực tế, đó chỉ là những đòn giả để che dấu một nhát kiếm vô cùng
lợi hại. Cuối cùng thì phía Sanyo cũng đã trúng kế của ông.
5. Dùng tình cảm và lợi ích thuyết phục đối phương
Cuộc đàm phán tiến đến giai đoạn cuối cùng về vấn đề giá cả. Khởi đầu, phía Sanyo
đưa ra đơn giá là là 2000 yên, Jofeyr trả xuống 1600 yên. Sau đó, phía Sanyo giảm
xuống còn 1930 yên, Jofeyr tăng lên 1650 yên. Đàm phán lại tiếp tục rơi vào bế tắc.
Khi vòng đàm phán thứ hai vừa được bắt đầu, Jofeyr đứng lên phát biểu: